Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

Biện pháp cạnh tranh: tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức là phân phối tư bản (c và v) vào các ngành sản xuất khác nhau. Kết quả cuộc cạnh tranh này là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hàng hóa chuyển thành giả cả sản xuất. Trong thực tế, ở mỗi ngành sản xuất có những điều kiện tự nhiên kinh tế, kỷ thuật và tổ chức quản lí khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Giả sử có 3 ngành sản xuất khác nhau, tư bản đầu tư như nhau đều 100, tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng 100%, tốc độ chu chuyển của tư bản ở cá ngành đều như nhau. Nhưng do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong từng ngành khác nhau nên có tỷ suất lợi nhuận khác nhau.

Ví dụ :



Như vậy, cùng một khối lượng tư bản đầu tư (như nhau) 100. nhưng do cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà tư bản ở ngành sản xuất có tỷ suất lợi nhuận thấp không thể bằng lòng , đứng yên trong khi những ngành khác có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. trong bảng ví dụ trên, ta thấy ngành da là ngành có cấu tạo hữu cơ của tư bản thấp nhất (c/v = 6/4 ) lại thu được tỷ suất lợi nhuận cao nhất (p’ = 40). Tỷ suất lợi nhuân của ngành da “hấp dẫn” các nhà tư bản (cơ khí , dệt) sẽ tự phát di chuyển tư bản sang kinh doanh ngành da, làm cho sản xuất ngành da sẽ nhiều lên (cung sẽ lớn hơn cầu), do đó giá cả của ngành này sẽ hạ thấp hơn giá trị của nó, tỷ suất lợi nhuận của ngành này sẽ giảm xuống. Ngược lại, ngành cơ khí là ngành xem như mọi nhà sản xuất đều né tránh (vì tỷ xuất lợi nhuận thấp nhất) nên sản phẩm của ngành cơ khí sẽ trở nên khan hiếm (cung thấp hơn cầu) nên giá cả sẽ tăng dần lên - cao hơn giá trị bản thân - khiến cho tỷ suất lợi nhuận của ngành cơ khí tăng lên. Như vậy, o hiện tượng di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận, làm cho ngành sản xuất nào có cung ( sản phẩm hàng hóa) lớn hơn cầu thì giá cả giảm xuống, còn ngành nào có phảm phẩm hàng hóa cầu lớn hơn cung thì giá cả tăng lên. Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi cả tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành. Sự tự do di chuyển tư bản này chỉ tạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả các ngành xấp xỉ bằng nhau. Kết quà là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Kết luận: tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, kí hiệu là (P’).
Nếu kí hiệu P’ là tỷ suất lợi nhuận bình quân thì:
P’ = (Tổng giá trị thặng dư (m)/Tổng giá trị tư liệu sản xuất (c) và tiền lương công nhân (v)) x 100%
Khi đã hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì tất cả các ngành sản xuất khác nhau đều có thể dựa vào đó để tính toán sao cho có thể thu được tỷ suất lợi nhuận như nhau.

Có thể rút ra: “Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào. Kí hiệu là P: P = P x k

Ý nhĩa nghiên cứu vấn đề này: qua nghiên cứu vấn đề này ta có thể thấy được bản chất của nền kinh tế và sản xuất hàng hóa: giá cả của hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị , giá cả phải xoay quanh giá trị; do đó xét trên phạm vi toàn xã hội dù giá cả có thể lên xuống nhưng cũng chí xoay quanh cái trục của giá trị và tổng giá cả sẽ bằng tổng giá trị , dù trong từng nơi từng lúc , từng loại hàng hóa có thể khi lên, khi xuống , dù thế nào giá cả vẫn phải xoay quanh cái trục của nó là giá trị.

Giá trị thặng dư: là bộ phận giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do nhân công tạo ra và thuộc quyền sở hữu của người chủ vốn. Giá trị thặng dư là nguồn thu nhập cơ bản của các nhà tư bản, là cơ sở của toàn bộ các quan hệ tư bản chủ nghĩa. Vì vậy cho nên giá trị thặng dư là mục đích quyết định của sản xuất tư bản chủ nghĩa
Lợi nhuận : là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí cơ bản
Lợi nhuận tư bản chủ nghĩa là kết quả của tổng tư bản đưa vào sản xuất.
Do đó, lợi nhuận sẽ:
. Xóa nhòa sự khác biệt giữa giá trị tư bản bất biến dùng trong sản xuất (ký hiệu là c) và giá trị tư bản khả biến (ký hiệu là v)
. Che giấu nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư
. Che giấu quan hệ tư bản chủ nghĩa
Mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư
Lợi nhuận và giá trị thặng dư xét về mặt chất th nó là một nhưng xét về mặt lượng thì nó không thống nhất với nhau
Lợi nhuận có thể lớn hơn hay nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thặng dư vì lợi nhuận trực tiếp được tính gộp vào trong giá cả

Ví dụ:
Nếu cung = cầu thì giá cả = giá trị
Nếu doanh thu là 120, chi phí 100 thì lợi nhuận (p) = giá trị thặng dư (m) = 20
Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả giảm so với giá trị, do đó theo ví dụ trên thì doanh thu chỉ là 110 và p=10, p < m
Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả tăng so với giá trị, do đó doanh thu sẽ là 130 và p=30, p > m

Lợi nhuận che giấu giá trị thặng dư và là sự biến tướng của giá trị thặng dư. Lợi nhuận là sự biểu hiện của giá trị thặng dư, hay giá trị thặng dư mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận
Lợi nhuận bình quân
Là hiện tượng lợi nhuận bình quân hóa khi vốn bằng nhau đầu tư vào các ngành khác nhau trong điều kiện nền kinh tế có sự cạnh tranh giữa các ngành
Có thể nói lợi nhuận bình quân là mức lợi nhuận ngang nhau thu được từ những khoản vốn bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau trong điều kiện có sự cạnh tranh giữa các ngành
Lợi nhuận bình quân xuất hiện trỡ thành giới hạn tối thiểu mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng đầu tư được. Nếu thấy rằng đầu tư mà không thu được lợi nhuận bình quân thì nhà đầu sẽ di chuyển vốn sang ngành khác. Ngoài ra, lợi nhuận bình quân còn là cơ sở để xác định giá trần và giá sàn để kinh doanh tiền tệ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét